GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trung Tâm Nhân Đạo Hộ Pháp

Cập nhật lúc 09:23:21 12-03-2024 (GMT+7) Lượt xem:232

TT. THÍCH NHUẬN NGHĨA: HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ - NEPAL (Từ ngày 29/02 - 12/03/2024)

Ngày 29/02/2024, TT. Thích Nhuận Nghĩa tham gia đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay do TT. Thích Nhật Từ dẫn đoàn đã có mặt tại sân bay Indira Gandhi, New Delhi, Ấn Độ, sẵn sàng cho hành trình 14 ngày trên đất Phật.

TT. Thích Nhật Từ - Ủy viên Hội Đồng Trị Sự Trung ương GHPGVN, Phó trưởng ban thường trực Ban Phật giáo quốc tế trung ương, Phó trưởng ban Giáo dục PG trung ương, Phó viện trưởng thường trực Hội Đồng Điều Hành học viện PGVN tại TP HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ TP HCM làm trưởng đoàn.
Tham gia đoàn hành hương có: TT. Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên Hội đồng Trị sự trung ương GHPGVN, Phó trưởng ban thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh BR-VT; ĐĐ. Thích Pháp Huệ - Phó trưởng Ban trị sự kiêm Trưởng ban Văn hóa GHPGVN tỉnh Đồng Tháp; chư Tôn đức tăng ni chùa Giác Ngộ cùng quý Phật tử Việt Nam và Hải ngoại.
Hành trình sẽ đưa đoàn hành hương đến những địa điểm Phật giáo quan trọng nhất ở Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã sinh ra, giác ngộ và nhập Niết Bàn. Đoàn sẽ viếng thăm Lumbini, nơi Đức Phật ra đời; Bodh Gaya, nơi Đức Phật giác ngộ; và Kushinagar, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.
Ngoài ra, đoàn còn tham quan các di tích Phật giáo nổi tiếng khác như Sarnath, nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên; Rajgir, nơi Đức Phật thuyết nhiều bài kinh quan trọng,…
Hành trình 14 ngày trên đất Phật không chỉ là một chuyến du lịch đơn thuần, mà còn là cơ hội để các Phật tử học hỏi về giáo lý nhà Phật, rèn luyện tâm trí và phát triển lòng từ bi. Dưới sự hướng dẫn của TT. Thích Nhật Từ, đoàn hành hương sẽ có những trải nghiệm tâm linh sâu sắc và ý nghĩa, giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật.
CÁC ĐỊA ĐIỂM CHÍNH BAO GỒM
Lâm-tỳ-ni (Lumbini), nơi Phật đản sinh. Bồ-đề Đạo tràng (Bodhgaya), nơi Phật thành đạo.
Ba-la-nại (Varanasi), nơi Phật chuyển pháp luân. Nơi Phật nhập Niết-bàn (Kusinagar).
Đại học Nalanda. Thành Vương-xá, thành Tỳ-xá-ly. Xá Lợi Phật và các thắng cảnh Delhi.
Sông Hằng huyền bí. Kỳ quan thế giới Taj Mahal. (Có chuyến bay nội địa, không đi xe lửa).
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
Tứ động tâm bao gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân - thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Bốn nơi này là Thánh địa rất thiêng liêng, khiến cho khách hành hương xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn hơn trong sự nghiệp tu tập.
Chuyến hành hương Ấn Độ - Cơ hội kết nối tâm linh và bồi đắp lòng biết ơn
Sáng ngày 1/3/2024, ngày đầu tiên của chuyến hành hương. Thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ khái quát về lịch trình cho các Phật tử trong đoàn hiểu rõ hơn. Thầy cho biết, chuyến hành hương Ấn Độ là một hành trình đặc biệt dành cho những Phật tử mong muốn được kết nối với cội nguồn Phật giáo, chiêm bái các thánh tích thiêng liêng và bồi đắp tâm linh, cảm nhận sự bình an và thanh tịnh trong tâm hồn.
Chuyến đi là cơ hội để mỗi người thể hiện lòng biết ơn đối với Đức Phật, Tam bảo và những người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống. Thầy nhấn mạnh rằng để có thể tham gia chuyến hành hương Ấn Độ là do mỗi người đã hội đủ duyên lành. Do vậy, mỗi du người nên trân trọng cơ hội này và hãy hồi hướng công đức đến những người thân đã hỗ trợ mình được tham dự.
NƠI TƯỞNG NIỆM GANDHI
Sáng ngày 1/3/2024, Đoàn hành hương chùa Giác Ngộ do Thầy Nhật Từ dẫn đoàn đã đến tham quan nơi tưởng niệm Mahatma Gandi.
Raj Ghat là một khu tưởng niệm ở Delhi, Ấn Độ. Đài tưởng niệm đầu tiên được dành riêng cho Mahatma Gandhi, nơi một bục đá cẩm thạch đen được nâng lên để đánh dấu vị trí hỏa táng của ông vào ngày 31 tháng 1 năm 1948 và bao gồm một ngọn lửa vĩnh cửu ở một đầu. Nằm trên đường vành đai của Delhi, chính thức được gọi là đường Mahatma Gandhi, một lối đi bộ bằng đá dẫn đến bao vây có tường bao quanh nơi tưởng niệm. Sau đó, khu tưởng niệm đã được mở rộng để bao gồm các đài tưởng niệm khác cho những người nổi bật khác bao gồm Jawaharlal Nehru, Lal Bahadur Shastri, Indira Gandhi, Rajiv Gandhi, Charan Singh và Atal Bihari Vajpayee trong số những người khác.
ĐOÀN HÀNH HƯƠNG ĐẠO PHẬT NGÀY NAY THAM QUAN BẢO TÀNG QUỐC GIA ẤN ĐỘ
Sáng ngày 1-3-2024, Phái hành hương đã có chuyến tham quan Khu vực trình bày nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ trong khuôn khổ chương trình hành hương Ấn Độ. Chuyến tham quan là cơ hội để quý Phật tử tìm hiểu về lịch sử và nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, cũng như tăng cường sự hiểu biết về Phật giáo.
Khu vực trình bày nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ là một trong những khu vực lớn nhất trong Bảo tàng Quốc gia. Nơi đây trưng bày hơn 200 tác phẩm nghệ thuật Phật giáo, bao gồm tượng Phật, tranh Phật, và các đồ tạo tác khác. Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày theo trình tự thời gian, từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 12 sau Công nguyên.
Chuyến tham quan Khu vực trình bày nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ là một trải nghiệm ý nghĩa đối với quý Phật tử, giúp hiểu rõ hơn về Phật giáo Ấn Độ, cũng như tăng cường niềm tin và lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật.
CHIÊM BÁI XÁ LỢI THẬT CỦA ĐỨC PHẬT TẠI BẢO TÀNG QUỐC GIA ẤN ĐỘ
Vào ngày 1-3-2024, Đoàn hành hương đã có cơ hội vô cùng quý báu khi được chiêm bái xá lợi thật của Đức Phật tại Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ. Xá lợi của Đức Phật được nhà khảo cổ học William Claxton Peppe khai quật vào năm 1898 tại di chỉ Piprahwa, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Sau khi được khai quật, xá lợi được đem về trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ. Việc chiêm bái xá lợi của Đức Phật là điều mong ước của nhiều Phật tử. Đây là cơ hội để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với Đức Phật, cũng như để cầu nguyện cho quốc thái dân an, gia đình bình an, và bản thân được an lạc.
Phái đoàn Hành hương Đạo Phật Ngày Ngay tham quan Cổng Ấn Độ vào ngày 1-3-2024
Đây là một đài tưởng niệm chiến tranh bằng đá sa thạch nằm ở New Delhi, Ấn Độ. Được thiết kế bởi Edwin Lutyens và khánh thành vào năm 1931. Cổng Ấn Độ là một cấu trúc cao 42 mét (138 ft) nằm ở cuối phía đông của Rajpath, đại lộ chính thức của New Delhi. Nó là đài tưởng niệm những người lính Ấn Độ đã hy sinh trong Thế chiến I và các cuộc chiến tranh Afghanistan.
Kỳ quan thế giới Taj Mahal
Taj Mahal là quần thể lăng mộ cao 73m bằng đá Cẩm thạch trắng được hoàng đế Shah Jahan xây dựng 1632-1653 để cất giữ hài cốt của hoàng hậu Mamtaj Mahal từ khi bà qua đời do sinh đứa con thứ 14. Nằm bên bờ sông Yamuna, cố đô Agra, Ấn Độ, Taj Mahal là Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983, được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới 2000-2007.  Với 371 năm tồn tại, Taj Mahal là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới và là biểu tượng tuyệt đẹp của lịch sử phong phú của Ấn Độ. Tổng cộng, hơn 20.000 công nhân từ Ấn Độ, Ba Tư, Châu Âu và Đế chế Ottoman , cùng với khoảng 7.000 con voi, đã được đưa vào để xây dựng khu lăng mộ. Kiến trúc sư trưởng là Ustad Ahmad Lahouri, một người Ấn Độ gốc Ba Tư, cũng là người sau này thiết kế Pháo đài Đỏ tại Delhi. Khu phức hợp nổi tiếng này là một trong những ví dụ nổi bật nhất của kiến trúc Mughal, kết hợp ảnh hưởng của Ấn Độ, Ba Tư và Hồi giáo. 
Bài học từ câu chuyện của ngài Sivali, một vị A-la-hán nổi tiếng với phước báu vật chất
Ngài Sivali sở hữu khả năng thu hút của cải đặc biệt. Đi đến đâu, mọi người cũng tự nguyện cúng dường ngài thức ăn, vật dụng. Nhờ sự bố thí rộng rãi, luôn sẵn sàng chia sẻ thức ăn và vật dụng của mình cho người khác, dù là người lạ hay người thân. Nhờ lòng thanh tịnh và sự bố thí, ngài Sivali đã tích được nhiều phước báu.
THẦY NHẬT TỪ CHIA SẺ "4 BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÔNG TRÌNH KỲ QUAN THẾ GIỚI TAJ MAHAL"
Taj Mahal là minh chứng cho tình yêu bất diệt của vua Shah Jahan dành cho người vợ Mumtaz Mahal. Công trình này được xây dựng để tưởng nhớ bà và thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà vua. Trong khuôn khổ chuyến hành hương về đất Phật, ngày 2-3-2024, sau khi đoàn tham quan Kỳ quan thế giới Taj Mahal, TT. Thích Nhật Từ đã chia sẻ 4 bài học rút ra là:
1. Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình. Sự dịu dàng, tinh tế, khéo léo và sẻ chia, chính là chìa khóa hạnh phúc gia đình.
2. Người phụ nữ cần tăng cường, phát triển những giá trị của bản thân, không ghen tuông vô cớ mà sẽ tin tưởng và tự tin vào chính mình.
3. Mỗi người cần cải thiện lại bản thân, bỏ bớt cái tôi cá nhân, để vun đắp cho hạnh phúc chung. Lắng nghe và chia sẻ là cách tốt nhất để hiểu nhau và giải quyết mâu thuẫn, Thầy nhắn mạnh.
4. Muốn hạnh phúc phải buông bỏ quá khứ để trải nghiệm cuộc sống hạnh phúc hiện tại. Việc níu giữ quá khứ chỉ khiến chúng ta đau khổ và không thể tận hưởng hạnh phúc hiện tại.
Nguồn: fb Thích Nhật từ

TIẾN SĨ AMBEDKAR: BIỂU TƯỢNG CỦA Ý CHÍ VÀ LÒNG QUYẾT TÂM
Chiều ngày 2-3-2024, sau chặng đường dài gần 400km, đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có mặt tại công viên tưởng niệm Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar tại Gomti Nagar, TP. Lucknow, tiểu bang Uttar Pradesh.
Nhân đây, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Trưởng đoàn đã chia sẻ 3 bài học cao quý từ Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar như sau:
1. Nỗ lực vượt lên số phận:
Sinh ra trong một gia đình nghèo, thuộc giai cấp thấp, Ambedkar phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và áp bức ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, ông không hề nản lòng và quyết tâm học tập để thay đổi số phận của mình.
2. Nâng cao vai trò và giá trị của con người:
Ambedkar là người tiên phong trong cuộc đấu tranh bình đẳng giai cấp Ấn Độ. Ông cho rằng mọi con người đều sinh ra bình đẳng và không ai được phép phân biệt đối xử với người khác dựa trên đẳng cấp hay nguồn gốc xuất thân.
3. Quyết tâm cao với lý tưởng cao quý:
Ambedkar là một người có lý tưởng cao quý và luôn cống hiến hết mình cho lợi ích của xã hội. Ông đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho sự bình đẳng và công lý cho tất cả mọi người. Nhờ những nỗ lực của ông, hệ thống đẳng cấp Ấn Độ đã dần dần bị xóa bỏ và được hưởng nhiều quyền lợi hơn.
Được biết, Công trình tưởng niệm Ambedkar được làm bằng sa thạch đỏ từ tiểu bang Rajasthan, trị giá khoảng 7 tỉ Rupee (tương đương 96 triệu Mỹ kim) được bà Mayawati, cựu thống đốc tiểu bang Uttar Pradesh, khởi xướng xây dựng trong thời gian bà là chủ tịch đảng Bahujan Samaj Party. Bà Mayawati là một Phật tử thuần thành theo phong trào Phật giáo Ambedkar, có công phục hưng Phật giáo tại Uttar Pradesh.
Công viên có diện tích 43.3 hectar, khởi công xây dựng năm 1995 và khánh thành vào ngày 14-4-2008.
Câu chuyện về vị đại triệu phú Cấp Cô Độc
Sáng ngày 3-3-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan nền nhà Biệt thự của tỷ phú Cấp Cô Độc (Kachi Kuti). Cư sĩ Cấp Cô Độc là người khéo độ người thân bằng cách giả vờ nhờ họ đến nghe Phật thuyết pháp và về nhà lặp lại chi tiết cho ông nghe. Cư sĩ Cấp Cô Độc Độc còn là người nhân từ, làm nhiều việc nhân đạo để dẫn dắt thành phần nghèo khó trở thành Phật tử.
Ông là người có công thỉnh đức Phật đến thành phố Xá-vệ hoằng pháp suốt 25 năm trong 45 năm tại Chùa Kỳ Viên.
Sức mạnh cảm hóa của Đức Phật: Câu chuyện Angulimala từ kẻ sát nhân thành giác ngộ
Sáng ngày 3-3-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan tháp Angulimala (Pakki Kuti), đối diện nền nhà của tỷ phú Cấp Cô Độc, nơi làm lễ hỏa thiêu Angulimala. Angulimala có nghĩa đen là “chuổi xâu các ngón tay” vốn là người theo đạo Bà-la-môn, vì cuồng tín tôn giáo, đã giết 99 nạn nhân vô tội. Giết người nào, Angulimala cắt một ngón tay, làm thành chuổi các ngón tay rồi đeo trên cổ. Khi gặp Phật, ông bỏ ý định giết mẹ. Nhờ Phật dùng triết lý “chân đã dừng chạy nhưng con dao trong tâm vẫn còn muốn sát nhân”, Angulimala được cảm hóa thành người xuất gia với pháp danh mới là “Vô Não”. Nhờ chuyển nghiệp trong hiện đời, ông trở thành thánh nhân.
Đức Phật đã dùng lòng từ bi và trí tuệ để cảm hóa Angulimala, một con người đầy bạo lực và tội lỗi. Ngài đã nhìn thấy tiềm năng tốt đẹp bên trong Angulimala và kiên nhẫn hướng dẫn anh ta trên con đường giác ngộ. Lòng từ bi của Đức Phật đã chiến thắng sự hung hăng và thù hận, mang lại cho Angulimala cơ hội để chuộc lỗi và trở thành một người tốt.
Câu chuyện Angulimala cho chúng ta thấy rằng ai cũng có thể thay đổi, dù họ đã từng phạm phải những sai lầm trong quá khứ. Angulimala đã từng là một tên cướp hung ác, nhưng nhờ gặp Đức Phật và được chuyển hóa, anh ta đã trở thành một vị Tỳ kheo thanh tịnh và giác ngộ. Điều này cho thấy rằng con người luôn có khả năng hoàn thiện bản thân và hướng đến những điều tốt đẹp.
Giáo pháp của Đức Phật đã giúp Angulimala chuyển hóa từ một con người hung ác thành một vị Tỳ kheo hiền thiện. Giáo pháp mang đến cho chúng ta những lời khuyên hữu ích để sống một cuộc đời tốt đẹp và hạnh phúc. Khi tuân theo giáo pháp, chúng ta có thể phát triển lòng từ bi, trí tuệ và sự bình an nội tâm.
Hương thất của Đức Phật tại chùa Kỳ Viên - Nơi Đức Phật đã dành hơn 25 năm thuyết pháp
Hương thất của Đức Phật tọa lạc tại chùa Kỳ Viên, một trong những thánh tích Phật giáo quan trọng nhất tại Ấn Độ. Nơi đây lưu giữ những dấu ấn lịch sử về cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Chùa Kỳ Viên, hay còn gọi là Tịnh xá Kỳ Viên, được xây dựng bởi Cấp Cô Độc, một trưởng giả giàu có và là đệ tử của Đức Phật. Nơi đây được xem là trung tâm hoằng pháp của Đức Phật trong suốt hơn 25 năm, từ năm thứ 19 sau khi Ngài thành đạo cho đến khi Ngài nhập diệt.
Hương thất là nơi Đức Phật thường nghỉ ngơi, thiền định và thuyết pháp cho các đệ tử. Theo ghi chép, đây là một căn phòng nhỏ, đơn sơ với mái tranh và vách đất. Tuy nhiên, nơi đây lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử Phật giáo.
Bài học từ câu chuyện của ngài Sivali, một vị A-la-hán nổi tiếng với phước báu vật chất
Ngài Sivali sở hữu khả năng thu hút của cải đặc biệt. Đi đến đâu, mọi người cũng tự nguyện cúng dường ngài thức ăn, vật dụng. Nhờ sự bố thí rộng rãi, luôn sẵn sàng chia sẻ thức ăn và vật dụng của mình cho người khác, dù là người lạ hay người thân. Nhờ lòng thanh tịnh và sự bố thí, ngài Sivali đã tích được nhiều phước báu.
Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay chiêm bái và tụng kinh dưới gốc cây Bồ đề Ananda
Ngày 3-3-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có một buổi sáng đầy ý nghĩa khi chiêm bái và tụng kinh dưới gốc cây Bồ đề Ananda, cầu nguyện cho quốc thái dân an, đây là một trải nghiệm tâm linh vô cùng ý nghĩa đối với đoàn hành hương.
Cây Bồ-đề Ananda (Ananda Bodhi Tree) là một trong những cây bồ-đề thiêng liêng nhất trong Phật giáo. Cây được trồng tại Kỳ Viên Tịnh Xá, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng nhiều bài kinh quan trọng.
Cây Bồ-đề Ananda được cho là do Tôn giả Ananda, thị giả của Đức Phật, chiết nhánh từ cây Bồ-đề gốc tại Bồ-đề Đạo tràng, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Sau khi Đức Phật nhập diệt, Tôn giả Ananda đã mang nhánh cây Bồ-đề về Kỳ Viên Tịnh Xá và trồng tại đây.
Cây Bồ-đề Ananda hiện nay có tuổi đời hơn 2.000 năm và là một trong những cây bồ-đề lâu đời nhất trên thế giới. Cây có tán lá rộng rợp, che phủ một khu vực rộng lớn trong khuôn viên Kỳ Viên Tịnh Xá.
Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan Tu viện của giáo đoàn Ca Tỳ La Vệ
Giáo đoàn Ca Tỳ La Vệ là một trong những giáo đoàn lớn và quan trọng nhất trong thời kỳ đầu của Phật giáo. Giáo đoàn được thành lập bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại quê hương của Ngài, thành Ca Tỳ La Vệ.
Tu viện là nơi sinh hoạt và tu tập của các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thuộc giáo đoàn Ca Tỳ La Vệ. Tu viện đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá và duy trì giáo lý nhà Phật.
Cung điện nơi Thái tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) sinh sống trước khi xuất gia có tên là Cung điện Kapilavastu. Được xây dựng bởi vua Tịnh Phạn, cha của Thái tử Tất Đạt Đa. Cung điện được mô tả là vô cùng tráng lệ, với 25 phòng được trang trí lộng lẫy, dành riêng cho Thái tử.
Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Ấn Độ - Nepal. Tối ngày 3-3-2024
Sáng ngày 04-03-2024.
Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay chiêm bái vườn Lumbini, nơi đức Phật đản sinh vào rằm tháng tư năm 624 TTL và đi thiền hành quanh Hồ nước hoàng hậu Maya tắm (Puskarini) sau khi hạ sinh Thái tử Tất-đạt-đa.
Vườn Lumbini là sản văn hóa thế giới này được tướng Khadga Shumsher và tiến sĩ Alois Futhrer khai quật năm1896, gồm Chùa Thánh mẫu Maya (Maya Devi Temple), trong đó, có (i) Phiến đá ghi dấu nơi đức Phật đản sinh với diện tích 70cm x 40 cm x 10 cm được đặt trong thùng kiếng, (ii) Phù điêu Phật đản sinh có niên đại thế kỷ IV, (iii) Quần thể tháp có niên đại từ thế kỷ III TTL đến thế kỷ IX sau TL.
Hồ nước hoàng hậu Maya tắm (Puskarini) sau khi hạ sinh Thái tử Tất-đạt-đa. Hồ có diện tích 24,9m x 14,8m x 12,2m. Bên cạnh hồ là cây Bồ-đề có tàng đẹp nhất trong các Phật tích, có tuổi thọ trên 100 năm. Các nhà sư Tây Tạng giăng hàng trăm các dãy cờ Phật giáo với nhiều màu sắc, tạo ra quang cảnh ấn tượng và đặc sắc.
Sáng ngày 4-3-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay chiêm bái Trụ đá A-dục (Asokan Pillar) do vua Asoka sắc dựng bằng đá sa thạch vàng vào năm 249 TTL, cao 9.5m, đường kính ở đỉnh 79cm ở đế và 67cm ở đỉnh, trọng lượng 37 tấn. Trụ đá Asoka được tướng Khadga Shumsher phát hiện năm 1896, có bia ký của đại đế Asoka bằng chữ Brahmi có đoạn ghi: “Vì đức Phật sinh ra tại đây, làng Lumbini được miễn các loại thuế và chỉ đóng 1/8 lợi tức từ đất.” Vua Ripu Malla đến đây năm 1312, khắc câu thần chú “Om Mani padme hum Ripu Malla Ciranjayatu”.
Vương thành Ca Tỳ La Vệ - Nơi Đức Phật từ bỏ ngai vàng đi tu
Chiều ngày 4-3-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan Vương thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), đây là kinh đô của vương quốc Thích Ca, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Nơi đây tọa lạc tại khu vực Lumbini, thuộc biên giới giữa Nepal và Ấn Độ ngày nay. Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra trong nhung lụa, được hưởng mọi sự sung túc và quyền quý. Tuy nhiên, Ngài luôn trăn trở về những khổ đau của kiếp nhân sinh. Sau bốn lần du ngoạn, chứng kiến cảnh già, bệnh, chết, Ngài quyết định từ bỏ ngai vàng, vợ con và cuộc sống vương giả để đi tu tìm đạo. Ngài xuất gia tu hành, trải qua nhiều gian khổ và cuối cùng đã đạt được giác ngộ dưới cội Bồ đề.
Chiều ngày 04/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay chiêm bái tháp đôi hình tròn của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Maya (Cha, Mẹ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Hai tháp này nằm cách Vương thành Ca Tỳ La Vệ khoảng 1,5 km đường chim bay.
Tháp vua Tịnh Phạn, cha của Đức Phật, to lớn hơn so với tháp Hoàng hậu Maya, mẹ của Đức Phật. Điều này thể hiện sự tôn kính đối với vị vua đã có công nuôi dưỡng và giáo dục Đức Phật nên người.
Đoàn hành hương đã dành thời gian để đi vòng quanh hai tháp, ai cũng cảm thấy xúc động khi được đứng trước di tích lịch sử quan trọng này và cầu nguyện cho bản thân, gia đình được bình an, hạnh phúc.
Khu di tích Kudan nằm ở Lumbini, Nepal, cách biên giới Ấn Độ khoảng 25 km, là một địa điểm quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Đây là nơi Đức Phật đã thuyết phục 5 hoàng tử đi xuất gia, đánh dấu sự khởi đầu của Tăng đoàn Phật giáo.
THÁP THỜ TÔN GIẢ LA HẦU LA TẠI KUDAN
Tháp thờ Tôn giả La Hầu La là một trong những ngôi tháp quan trọng tại Kudan, Lumbini, Nepal. Ngôi tháp được xây dựng để tưởng nhớ Tôn giả La Hầu La, một trong những đệ tử đầu tiên của Đức Phật.
La Hầu La là con trai đầu lòng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài còn là Thái tử Tất Đạt Đa. Mẹ là công chúa Yasodhara (Da Du Đà La).
La Hầu La xuất gia theo Đức Phật khi mới 7 tuổi và chứng quả A La Hán khi mới 20 tuổi.
La Hầu La được biết đến với trí nhớ siêu phàm và khả năng thuyết giảng giáo pháp một cách rõ ràng và dễ hiểu. Ngài là một trong những đệ tử thân cận nhất của Đức Phật và luôn theo sát Đức Phật trong suốt 45 năm hoằng pháp. Ngài được xem là vị Tôn giả "Mật hạnh đệ nhất", tức là người có khả năng giữ gìn bí mật và tuân thủ giới luật một cách nghiêm túc.
Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay thăm viếng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự hay do HT Huyền Diệu xây dựng. Đây là ngôi chùa Việt Nam đầu tiên được xây dựng tại Lumbini, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh. Ngày 4-3-2024.
3 BÀI HỌC TỪ SỰ TỪ BỎ NGAI VÀNG ĐI TU CỦA ĐỨC PHẬT
Trong chuyến hành hương đến vương thành Ca Tỳ La Vệ nơi Đức Phật đã từ bỏ ngai vàng, để đi tu, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Trưởng đoàn, đã chia sẻ đến các Phật tử 3 bài học:
1. Lòng dũng cảm và quyết tâm:
Sự từ bỏ ngai vàng, cuộc sống vương giả sung túc của Đức Phật là minh chứng cho lòng dũng cảm phi thường và quyết tâm mãnh liệt trong việc tìm kiếm chân lý, giải thoát cho chúng sinh khỏi khổ đau.
2. Giá trị đích thực của cuộc sống:
Hành động của Đức Phật cho thấy ngai vàng, quyền lực, và vật chất không phải là giá trị đích thực của cuộc sống. Hạnh phúc và ý nghĩa thực sự nằm ở việc giác ngộ và giúp đỡ người khác.
3. Hy sinh vì lý tưởng cao đẹp:
Sự đồng hành và hy sinh của Da Du Đà La, người vợ cũ của Đức Phật, cho thấy sự thấu hiểu, đồng hành và cảm thông của bà đối với lý tưởng cao đẹp của Ngài. Đây là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu thương và sự hy sinh.
Sự từ bỏ ngai vàng đi tu của Đức Phật là một cột mốc lịch sử không chỉ đối với Phật giáo mà còn đối với toàn nhân loại. Đây là nguồn cảm hứng cho con người trên con đường tìm kiếm hạnh phúc và giá trị đích thực của cuộc sống.
Ngày 05/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay có mặt tại Kushinagar, nằm ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn vào tuổi 80.
Nhiều Phật tử xúc động, rơi lệ khi đứng trước tượng Phật Nhập Niết Bàn. Nơi đây được xem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất trong Phật giáo.
Chùa Niết Bàn là ngôi chùa được xây dựng tại nơi Đức Phật nhập niết bàn. Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên bởi Đại đế Ashoka.
Ngày 05/03/2024, trong khuôn khổ chuyến hành hương về đất Phật, một buổi giao lưu và chia sẻ đầy ý nghĩa đã diễn ra giữa hai Thầy; Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh BRVT, Trụ trì chùa Hộ Pháp, Vũng Tàu và Đại đức Thích Phước Huệ - Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, trụ trì chùa Quê Hương (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp).
Buổi gặp gỡ diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, ấm áp trước tôn tượng Đức Phật nhập diệt tại chùa Niết Bàn, Kushinagar, nằm ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Hai Thầy đã chia sẻ với đoàn Phật tử về dự án Phật sự tâm huyết mà mình đang ấp ủ thực hiện trong thời gian sắp tới. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng Phật giáo và xã hội.
Thay mặt cho đoàn TT. Thích Nhật Từ - Trưởng đoàn, đã dâng lời cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho dự án của hai Thầy được viên thành.
Tháp Hỏa Thiêu Đức Phật (Ramabhar Stupa) và bài học về sự vô thường
Ngày 5/3/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay chiêm bái Tháp Hỏa Thiêu Đức Phật, hay còn gọi là Ramabhar Stupa, là một di tích Phật giáo quan trọng tọa lạc tại thành phố Kushinagar, Ấn Độ. Nơi đây được xem là nơi hỏa táng và trà tỳ kim thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi Ngài nhập niết bàn.
Nhân đây, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã chia sẻ với các thành viên đoàn một số điều cần lưu tâm:
Sự nhập niết bàn của Đức Phật nhắc nhở chúng ta về bản chất vô thường của cuộc sống. Mọi thứ đều thay đổi và không có gì tồn tại vĩnh viễn. Do đó, chúng ta cần trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống, đặc biệt là khoảng thời gian được học hỏi từ những bậc đạo sư uyên thâm.
Sắp xếp mọi thứ trước khi qua đời là một việc làm quan trọng giúp đảm bảo sự suôn sẻ cho những người thân khi bạn ra đi. Việc này bao gồm việc lập di chúc và quyết định về những di sản mà bạn muốn để lại.
Đức Phật là một tấm gương sáng về mọi mặt, trong đó có việc giáo dục con cái. Thầy khuyến tấn các Phật tử noi gương theo Đức Phật về lòng yêu thương và sự từ bi. Chúng ta cần giáo dục con cái biết yêu thương mọi người, mọi loài, và biết giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Đức Phật đã dành cả cuộc đời để truyền bá giáo lý và giúp đỡ chúng sinh. Ngài luôn khuyến khích mọi người học hỏi và phát triển bản thân. Khi chúng ta thân cận bậc đạo sư, chúng ta có cơ hội tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ họ, giúp ta hoàn thiện bản thân và tiến bộ trên con đường tu tập.
Sáng ngày 06/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan tháp Kesariya, cách thành phố Vaishali 55km được người Licchavi xây dựng nhằm đánh dấu nơi đức Phật tặng chiếc bát của ngài nhằm khuyên các đệ tử tại gia quay trở về, khi hay tin đức Phật sẽ nhập niết-bàn tại Kushinagar.
Năm 250 TTL, đại đế Asoka xây dựng lớn hơn. Tháp được phát hiện năm 1814 và 1861. Đến năm 1998, cục khảo cổ Ấn Độ tiến hành khai quật đến nay được một phân nửa. Năm 1934, tháp Kesariya cao 45,72m, nay chỉ cao khoảng 32m với đường kính đế tháp khoảng 120m. Chu vi tháp khoảng 426m.
Tháp cao 5 tầng, có hình thù Mandala của Phật giáo Mật tông Đại thừa. Mỗi tầng có nhiều hốc tường, tôn thờ các tượng Phật tiêu biểu. Đây là tháp cổ Phật giáo cao nhất thế giới. Rất có thể, tháp Borobodur tại tỉnh Java, nước Indonesia đã mô phỏng hình thù tháp Kesariya và xây dựng đẹp hơn.
Chùa Niết Bàn - Nơi gắn liền với sự kiện nhập vô như của Đức Phật
Ngày 05/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay có mặt tại Kushinagar, nằm ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn vào tuổi 80.
Chùa Niết Bàn là ngôi chùa được xây dựng tại nơi Đức Phật nhập niết bàn. Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên bởi Đại đế Ashoka.
Nhiều Phật tử xúc động, rơi lệ khi đứng trước tượng Phật Nhập Niết Bàn. Nơi đây được xem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất trong Phật giáo.
Hình ảnh biểu tượng Cây Sala tại chùa Niết Bàn
Cây Sala (Shorea robusta) hay còn gọi là cây Sa la song thọ, là một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng và rợp bóng mát. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng nhiều ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Loài cây này được xem là linh thiêng trong Phật giáo bởi nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật đều gắn liền với cây Sala.
Theo kinh điển Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã sinh ra dưới gốc cây Vô Ưu (còn gọi là cây Sala) trong khu vườn Lumbini. Sau 49 năm thuyết giảng giáo pháp, Ngài đã nhập Niết Bàn dưới gốc cây Sala tại Kusinara.
Hữu nhiễu và cúng dường đại y lên tôn tượng Phật nhập Niết bàn
Ngày 05/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay có mặt tại Kushinagar, nằm ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn vào tuổi 80.
Nhiều Phật tử xúc động, rơi lệ khi đứng trước tượng Phật Nhập Niết Bàn. Nơi đây được xem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất trong Phật giáo.
Chùa Niết Bàn là ngôi chùa được xây dựng tại nơi Đức Phật nhập niết bàn. Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên bởi Đại đế Ashoka.
Tụng Kinh Di giáo tại Tháp Hỏa Thiêu Đức Phật (Ramabhar Stupa)
Ngày 5/3/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay chiêm bái Tháp Hỏa Thiêu Đức Phật, hay còn gọi là Ramabhar Stupa, là một di tích Phật giáo quan trọng tọa lạc tại thành phố Kushinagar, Ấn Độ. Nơi đây được xem là nơi hỏa táng và trà tỳ kim thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi Ngài nhập niết bàn.
Mở đầu, Đoàn đã tụng bài kinh Di Giáo để tưởng nhớ đến Đức Phật, người đã khai sáng ra đạo Phật. Tiếng kinh vang vọng trong không gian thanh tịnh, thể hiện lòng thành kính và biết ơn của các Phật tử đối với Đức Phật. Sau khi tụng kinh, đoàn đã đi thiền hành quanh kim tháp hỏa thiêu Đức Phật. Việc thiền hành giúp các Phật tử tĩnh tâm, suy ngẫm về lời dạy của Đức Phật và hướng đến con đường giác ngộ.
Thiền hành quanh Tháp hoả thiêu Đức Phật
Ngày 5/3/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay chiêm bái Tháp Hỏa Thiêu Đức Phật, hay còn gọi là Ramabhar Stupa, là một di tích Phật giáo quan trọng tọa lạc tại thành phố Kushinagar, Ấn Độ. Nơi đây được xem là nơi hỏa táng và trà tỳ kim thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi Ngài nhập niết bàn.
Ý nghĩa biểu tượng Đức Phật trong tư thế nằm tại chùa Niết Bàn
Trong ngày 05-03-2024, đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã viếng chùa Niết Nàn và chiêm bái tôn tượng Đức Phật trong tư thế nằm, đang nhập vào vô như an định và hoan hỷ.
Tại đây, Thượng tọa Trưởng phái đoàn đã giải thích 02 biểu tượng Đức Phật trong tư thế nằm khác nhau mang 02 lớp ý nghĩa không tương đương đến các Phật tử tham gia đoàn hành hương.
Ngày 06/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có dịp tham quan nền tháp thờ Xá-lợi của Đức Phật tại Vaishali, một di tích lịch sử được khai quật vào năm 1958. Nền tháp có cấu trúc hình tròn, âm xuống lòng đất khoảng 4 mét. Một mái nhà tôn hình nắp vung được dựng lên tạm bơ để bảo vệ di tích.
Mở đầu buổi tham quan, Thượng tọa trưởng đoàn đã có bài giảng giải về ý nghĩa lịch sử của nơi đây. Sau đó, đoàn hành hương đã thực hiện nghi thức thiền hành quanh nền tháp để tưởng niệm Đức Phật và cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Câu chuyện về học thuyết bình đẳng giới và bình đẳng xã hội của Đức Phật
Ngày 06/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có chuyến tham quan đầy ý nghĩa đến Chùa Kutagarshala, hay còn được gọi là Chùa Khỉ, tọa lạc tại Vaishali - nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành lập giáo đoàn Ni và truyền bá học thuyết bình đẳng giới.
Tại đây, đoàn hành hương được chiêm bái nhiều di tích lịch sử Phật giáo quan trọng, bao gồm:
(1) Hương thất của Đức Phật - nơi Ngài từng nghỉ ngơi và thuyết pháp.
(2) Tháp Ananda - nơi lưu giữ nhục thân của Tôn giả Ananda, một trong những đệ tử thân cận nhất của Đức Phật.
(3) Trụ đá đại đế Asoka - biểu tượng uy nghi của Phật giáo, được vua Asoka dựng lên để ghi dấu sự thành lập giáo đoàn Ni.
(4) Hồ Ramakunda - nơi Đức Phật thường xuyên tịnh tu và giảng kinh cho các đệ tử.
(5) Ni xá của Hoàng hậu - Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-xà-ba-đề - nơi sinh hoạt của các nữ tu trong giáo đoàn Ni.
Chuyến tham quan Chùa Kutagarshala không chỉ giúp đoàn hành hương hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp hoằng pháp của Đức Phật, mà còn là cơ hội để họ tìm hiểu về học thuyết bình đẳng giới và bình đẳng xã hội.
Đức Phật khẳng định rằng mọi chúng sinh đều có khả năng giác ngộ, không phân biệt giới tính, giai cấp hay địa vị xã hội. Ngài đã truyền giới cho phụ nữ, cho phép họ xuất gia tu hành và thành lập giáo đoàn Ni, tạo điều kiện cho họ được học tập, tu tập và phát triển tâm linh.
Học thuyết bình đẳng của Đức Phật đã có ảnh hưởng to lớn đến xã hội, góp phần xóa bỏ những hủ tục và định kiến về giới, thúc đẩy sự bình đẳng và bác ái trong cộng đồng.
Ngày 06/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có dịp tham quan Tháp Hòa Bình tại Vaishali.
Đây là một ngôi tháp Phật giáo được xây dựng vào năm 1996 để tưởng nhớ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tháp cao 38 mét và có đường kính 36 mét. Nó nằm ở Vaishali, Ấn Độ.
Tháp được làm bằng đá cẩm thạch trắng và có hình dạng chuông. Nó được trang trí với các bức tranh khắc mô tả cuộc đời của Đức Phật và các sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Tháp Hòa bình là một điểm đến du lịch nổi tiếng và là nơi hành hương của Phật tử từ khắp nơi trên thế giới.
Sáng ngày 06/03/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan tháp Kesariya, cách thành phố Vaishali 55km được người Licchavi xây dựng nhằm đánh dấu nơi đức Phật tặng chiếc bát của ngài nhằm khuyên các đệ tử tại gia quay trở về, khi hay tin đức Phật sẽ nhập niết-bàn tại Kushinagar.
Năm 250 TTL, đại đế Asoka xây dựng lớn hơn. Tháp được phát hiện năm 1814 và 1861. Đến năm 1998, cục khảo cổ Ấn Độ tiến hành khai quật đến nay được một phân nửa. Năm 1934, tháp Kesariya cao 45,72m, nay chỉ cao khoảng 32m với đường kính đế tháp khoảng 120m. Chu vi tháp khoảng 426m.
Tháp cao 5 tầng, có hình thù Mandala của Phật giáo Mật tông Đại thừa. Mỗi tầng có nhiều hốc tường, tôn thờ các tượng Phật tiêu biểu. Đây là tháp cổ Phật giáo cao nhất thế giới. Rất có thể, tháp Borobodur tại tỉnh Java, nước Indonesia đã mô phỏng hình thù tháp Kesariya và xây dựng đẹp hơn.
Sáng 07-03-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay lên núi Linh Thứu (Grdhrakuta), nơi đức Phật thuyết giảng kinh Pháp Hoa và nơi được xem là thiêng liêng đối với cộng đồng Phật giáo
Thạch thất ngài Mục-kiền-liên, nổi tiếng về thần thông, ở đỉnh núi Linh Thứu, gần vị trí hương thất của Phật
Thạch thất ngài Ca-diếp, gần hương thất của đức Phật và đỉnh núi Linh Thứu có hình thù giống đầu chim Kền Kền.
Thạch thất ngài Xá-lợi-phất, nổi tiếng về trí tuệ, ở đỉnh núi Linh Thứu, gần vị trí hương thất của Phật
ĐOÀN HÀNH HƯƠNG ĐẠO PHẬT NGÀY NAY VIẾNG THĂM CHÙA TRÚC LÂM (VENU VANA)
Vào sáng ngày 07-03-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có chuyến viếng thăm đầy ý nghĩa đến Chùa Trúc Lâm (Venu Vana), ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được xây dựng từ vườn ngự uyển trúc lâm do vua Tần-bà-sa-la dâng cúng.
Ngôi chùa tọa lạc tại một vị trí thanh bình, với hồ nước lớn và tượng Phật theo phong cách Miến Điện. Nơi đây còn sở hữu nhiều loại trúc đa dạng, phong phú, đúng như tên gọi của chùa.
Mở đầu, Thượng tọa trưởng đoàn đã có bài giảng giải sâu sắc về ý nghĩa lịch sử và tâm linh của Chùa Trúc Lâm. Sau đó, toàn thể đoàn hành hương đã cùng nhau tụng kinh cầu nguyện quốc thái dân an, cầu cho thế giới hòa bình và chúng sinh an lạc.
THẦY NHẬT TỪ ĐỊNH HƯỚNG LÝ TƯỞNG HÀNH ĐẠO CHO TĂNG NI DU HỌC TẠI ẤN ĐỘ
Trưa ngày 07-03-2024, Phái đoàn Đạo Phật Ngày Nay do TT. Thích Nhật Từ làm trưởng đoàn, đã cúng dường tịnh tài cho 37 Tăng Ni sinh du học tại trường Nalanda, Ấn Độ, mỗi vị 100 đô la Mỹ.
Mục đích của hoạt động này là nhằm hỗ trợ cho các Tăng Ni sinh có chi phí trang trải trong quá trình du học, bao gồm sinh hoạt phí, mua sách vở và tài liệu tham khảo.
Đây là việc làm ý nghĩa thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của cộng đồng Phật giáo Việt Nam đối với thế hệ trẻ Tăng Ni đang du học tại nước ngoài, góp phần giúp các Tăng Ni sinh yên tâm học tập và hoàn thành tốt sứ mệnh hoằng pháp của mình.
Sáng ngày 07-03-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan  Nhà tù Tần-bà-sa-la (Bimbisala) làm bằng đá dày 2m, dài rộng 60m x 60m, nơi vua này bị con là thái tử A-xà-thế giam đến chết, sau khi soán ngôi vua cha.
Nhân đây, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã chia sẻ 5 bài học rút ra sau:
1. Lòng tham che mờ đạo đức, khiến con người sa ngã. Theo Thầy, chúng ta cần quyết tâm loại bỏ nó để giữ gìn bản chất thiện lương.
2. Dù hối hận muộn màng, chúng ta vẫn cần thức tỉnh để hướng đến lối sống đạo đức và trí tuệ, tránh lặp lại sai lầm và hối tiếc trong tương lai.
3. Nỗi ám ảnh về những tội lỗi đã gây ra luôn giày vò tâm trí, nó  sẽ theo ta suốt đời, nhưng chúng ta có thể tìm kiếm sự tha thứ và chuộc lỗi.
4. Yêu thương con cái cần đúng cách, tránh nuông chiều thái quá dẫn đến hư hỏng, dạy con biết yêu thương và quý trọng bản thân, cũng như biết trách nhiệm với bản thân và gia đình.
5. Lòng từ bi là chìa khóa hóa giải hận thù, giúp hàn gắn và mang lại bình yên cho tâm hồn.
Vua Tần-bà-sa-la đã tha thứ cho con trai mình sau khi nhận ra sai lầm của bản thân. Tha thứ là hành động cao thượng giúp giải thoát bản thân khỏi hận thù và hàn gắn mối quan hệ.
Câu chuyện Nhà tù Tần-bà-sa-la không chỉ là nơi giam giữ kẻ thù mà còn là nơi để con người thức tỉnh và hướng thiện.
 
Chiều ngày 07-03-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan Nhà tưởng niệm cao tăng Huyền Trang, nhà chiêm bái và phiên dịch kinh điển ra tiếng Trung Hoa. Động thổ vào năm 1957 qua con đường ngoại giao giữa thủ tướng Ấn Độ Nehru và thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Năm 1984 xây dựng hoàn thành. Khánh thành năm 2007 và chính thức mở cửa tham quan. Bên trong có tượng ngài Huyền Trang và phác họa câu chuyện ngài Huyền Trang đi thỉnh kinh từ Trung Quốc - Ấn Độ - Trung Quốc, sau đó phiên dịch kinh điển từ Sanskrit ra tiếng Trung.
Chiều 07-03-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan Đại học Nalanda được xây dựng năm 427 và tồn tại đến năm 1197. Được phát hiện năm 1872, khai quật năm 1915, đại học Nalanda từng có 2000 giáo sư, 10,000 sinh viên. Tương truyền, đại học Nalanda có diện tích 5km x 10km, có 4 cổng vào, hiện còn 11 tu viện và 5 chùa. Mỗi tu viện được bao bọc bởi twang xá hình chữ O, mỗi cạnh trung bình có 7-9 phòng.
Nalanda được coi là một trong những trường đại học lâu đời nhất trên thế giới và là một trung tâm học thuật hàng đầu trong thế giới Phật giáo.
DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ THIÊNG, 10 HÀNH GIẢ XUỐNG TÓC XUẤT GIA GIEO DUYÊN
Sáng ngày 8/3/2024, tại Bồ đề Đạo tràng linh thiêng, 10 hành giả trong đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã chính thức được thế phát xuất gia gieo duyên.
Chứng minh và tham dự có  TT Thích Nhật Từ - Uỷ viên Thường trực HĐTS Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN, Trưởng đoàn hành hương; TT Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh BRVT; Đại đức Thích Phước Huệ - Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp; hơn 30 Tăng Ni sinh đang du học tại Trường đại học Magadh và các Phật tử trong đoàn hành hương.
Buổi lễ được mở đầu bằng bài pháp thoại của Thượng tọa trưởng đoàn. Thầy đã chia sẻ về tấm gương giác ngộ của Đức Phật dưới cội Bồ đề, từ đó tán dương công đức và gieo duyên lành cho 10 hành giả quyết định xuất gia gieo duyên.
Sau nghi thức sái tịnh thanh tẩy, từng hành giả tiến lên lễ thế phát xuất gia. Trong bầu không khí trang nghiêm, thanh tịnh, những mái tóc đen được cắt xuống, đánh dấu sự chuyển mình quan trọng trong cuộc đời mỗi hành giả.
Lễ thế phát xuất gia gieo duyên là một trải nghiệm vô cùng quý giá, cho phép các hành giả được sống trong môi trường tu tập thanh tịnh, trau dồi giới luật và gieo mầm Bồ đề. Đây là trải nghiệm quý giá đối với các hành giả, hướng đến con đường giác ngộ và góp phần hoằng dương Phật pháp.
THÁP ĐẠI GIÁC NGỘ - BIỂU TƯỢNG CỦA TUỆ GIÁC BỪNG SÁNG
Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay chiêm Bái tháp Đại Giác Ngộ cao 55m, được xây dựng trong triều đại Gupta, khoảng thế kỷ 2-4, trên đỉnh có 300kg vàng do Phật giáo Thái Lan cúng. Phật tích này là nới xuất pháp đạo Phật và là di sản văn hoá thế giới, đón hàng triệu du khách mỗi năm.
Tháp 9 tầng, hình chop như kim tự tháp có cạnh dài 15m. Ở bốn góc tháp chính còn có 4 tháp nhỏ, vốn thu nhỏ tỉ lệ của tháp chính. Trong nhiều thế kỷ, tháp này đã trở thành mô hình kiến trúc lý tưởng về tháp Phật giáo tại các nước Phật giáo Nam tông ngoài Ấn Độ.
Mỗi mặt tháp có khắc hình Phật và Bồ-tát của Đại thừa, trong đó, mô-típ tượng thiền định, xúc địa và chuyển pháp luân tượng trưng cho cuộc đời tu đạo, nhập thế và hoằng hóa của đức Phật, là nổi bậc nhất.
Bên trong tháp là tượng Phật Thích-ca bằng ngọc, mạ vàng, trong tư thế xúc địa, hướng mặt về phía đông, ghi dấu nơi đức Phật đã thành đạo. Tượng được tạc vào năm 380 sau Tây lịch có kiến trúc đặc biệt, mà gần đây tượng Phật ngọc triển lãm tại Việt Nam năm 2008 là một mô phỏng thành công.
Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG SỐ 18 TRONG PHẬT GIÁO
Trong chuyến thăm, hành hương đến Bảo tháp Đại giác ngộ, ý nghĩa biểu tượng số 18 đã được Thượng tọa Trụ trì gửi đến đoàn hành hương.
Được biết, trên nền tảng những con số biểu tượng bên trong tháp là tượng Phật Thích-ca bằng ngọc, mạ vàng, trong tư thế xúc địa, hướng mặt về phía đông, ghi dấu nơi đức Phật đã thành đạo. Tượng được tạc vào năm 380 sau Tây lịch có kiến trúc đặc biệt, mà gần đây tượng Phật ngọc triển lãm tại Việt Nam năm 2008 là một mô phỏng thành công.
CÂY BỒ ĐỀ TRONG VĂN HÓA PHẬT GIÁO
Cây bồ đề (Bodhi tree) được gọi là “asvatthi”, hoặc là cây đa (Pipal, pippali). Theo định nghĩa thực vật học, cây bồ đề là “ficus religiosa” nghĩa là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên gọi là “cây giác ngộ,” hoặc thường được gọi là “cây bồ đề”.
Cội bồ đề thiêng có hàng rào đá bao bọc tự nhiên là nơi thu hút giới chiêm bái nhiều nhất trong các Phật tích, nằm phía tây của tháp Đại Giác, vốn là nơi đức Phật đã thiền định 49 ngày và thành tựu đạo quả giác ngộ. Cây bồ đề thiêng mà ta chiêm bái ngày nay chỉ là một cây con được nhà khảo cổ Cunningham trồng ngay vị trí nguyên thủy vào năm 1870 khi ông khai quật và phát hiện Bồ-đề Đạo tràng. Cây bồ đề nguyên thủy đã bị vua Sasanka theo Ấn giáo chặt phá vào thế kỷ thứ VI.
Cây bồ đề hiện tại là cây cháu đời thứ 20 của cây bồ đề gốc, có tuổi thọ khoảng 100 tuổi. Nhiều người đã bái lạy, nguyện cầu, cúng dâng nhiều phẩm vật xung quanh bức rào chắn, nơi được xem là biểu tượng của sự giác ngộ cao quý.
SỰ RA ĐỜI HỌC THUYẾT THẾ GIỚI QUAN CỦA ĐỨC PHẬT
Nhắc lại học thuyết thế giới quan của Đức Phật trong tuần lễ thứ 4 sau khi Ngài thành đạo, Thượng tọa Trưởng đoàn đã gợi lại nhiều điều tinh yếu có giá trị tham khảo đến đoàn hành hương.
Tuần lễ thứ hai: Rời cội bồ đề khoảng vài chục mét, đức Phật đứng tại tháp Animeslochana lặng nhìn chăm chú về cây bồ đề với lòng biết ơn vô hạn vì sự che chở của cây cho ngài trong suốt 49 ngày thiền quán.
Tuần lễ thứ sáu: Từ cây Ajapala, đức Phật đến ngồi thiền ngoài trời bất chấp mưa gió. Lúc đó, rồng mù Muchalinda đã quấn lấy toàn thân đức Phật để che chở cho ngài. Nơi này được gọi là Rồng mù Muchailinda. Ngôi làng Mocharin về hướng nam của tháp Đại Giác khoảng 1,6km (1 dặm) sở dĩ có tên gọi đó là do bắt nguồn từ tên gọi của rồng mù Muchilinda.
Tuần lễ thứ bảy: Đức Phật ngồi trong chính niệm dưới cây Rajyatana và giáo hóa hai vị thương gia Bà-la-môn là Tapussa (Đế-lê-phú-bà) và Balluka (Bạt-lê-ca), đến từ Utkala, nay là bang Orissa. Tại đây, đức Phật thành lập Nhị Bảo, đức Phật và Giáo pháp.
Tại đây, sau khi quán sát nhân duyên, đức Phật quyết định rời Bồ-đề Đạo tràng, đến vườn Nai ở Sarnath (Isipatana), cách đó khoảng 250km để hóa độ năm người bạn đồng tu.
ĐOÀN HÀNH HƯƠNG ĐẠO PHẬT NGÀY NAY CHIÊM BÁI BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG
Vào sáng ngày 8/3/2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có cơ hội vô cùng quý báu khi được chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng - nơi Đức Phật đã giác ngộ sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ đề thiêng liêng.
Dưới cội Bồ đề, 10 hành giả đã phát tâm xuống tóc xuất gia gieo duyên, đây là một trải nghiệm vô cùng quý giá, cho phép các hành giả được sống trong môi trường tu tập thanh tịnh, trau dồi giới luật và gieo mầm Bồ đề.
Đây là khoảnh khắc thiêng liêng và đầy xúc động đối với tất cả các thành viên trong đoàn. Đứng trước cội Bồ đề, nơi Đức Phật đã chiến thắng Ma vương và đạt được giác ngộ, mỗi người đều cảm nhận được sự bình an và thanh tịnh trong tâm hồn.
Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã dành 7 tuần lễ tiếp theo để trải nghiệm an lạc sâu lắng của Niết-bàn tại khu vực xung quanh cội Bồ đề. Nơi đây cũng được xem là một trong những thánh địa quan trọng nhất của Phật giáo.
Việc được chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng là một trải nghiệm tâm linh vô cùng quý giá, giúp mỗi người hành hương củng cố niềm tin và tinh thần hướng thiện. Đây cũng là cơ hội để các hành giả học hỏi và noi theo tấm gương giác ngộ của Đức Phật, từ đó áp dụng vào cuộc sống của mình.
NÚI KHỔ HẠNH VÀ BÀI HỌC VỀ CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ CỦA ĐỨC PHẬT
Chiều ngày 08-03-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan các địa điểm:
(1) Núi Khổ Hạnh (Dungeswari), Đây là nơi ghi dấu hành trình tu tập của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tại đây, Ngài đã trải qua 6 năm khổ hạnh, ép xác với mong muốn tìm kiếm con đường giải thoát. Tuy nhiên, phương pháp tu tập này không giúp Ngài đạt được giác ngộ.
Nhận thức được sự sai lầm của pháp tu khổ hạnh, Đức Phật từ bỏ và chuyển sang con đường tu tập trung đạo. Nhờ vậy, Ngài đã đạt được giác ngộ và giải thoát khỏi khổ đau.
(2) Tham quan bảo tháp tưởng niệm nàng Sujata, người có công cứu sống Đức Phật.
(3) Nơi Sujata đã dâng cúng thức ăn cho Đức Phật với lòng từ bi và mong muốn giúp đỡ Ngài. Nhờ bát cháo sữa của Sujata, Đức Phật đã hồi phục sức khỏe và tiếp tục thiền định để đạt được giác ngộ.
Tại núi khổ hạnh, Thượng tọa trưởng đoàn đã chia sẻ với các Phật tử bài học rút ra từ câu chuyện tu tập của Đức Phật:
(1) Sự quyết liệt và dũng cảm: Đức Phật đã thể hiện sự quyết liệt và dũng cảm phi thường khi từ bỏ con đường tu khổ hạnh, vốn được xem là "chính thống" vào thời bấy giờ để theo đuổi con đường riêng của mình.
(2) Sau khi nhận ra con đường tu khổ hạnh không hiệu quả, Đức Phật đã không nản lòng mà tiếp tục tìm kiếm phương pháp tu tập phù hợp và nhờ đó Ngài đã giác ngộ.
(3) Con đường trung đạo là sự cân bằng giữa hai thái cực: khổ hạnh và hưởng thụ. Đây là con đường dẫn đến giác ngộ và giải thoát.
(4) Tránh sa vào hai thái cực: cực đoan và hời hợt. Tìm kiếm sự cân bằng trong mọi việc để đạt được thành công.
Câu chuyện tu tập của Đức Phật là bài học quý giá cho mỗi người trên con đường hướng đến mục tiêu.
Đoàn hành hương tham quan bảo tháp tưởng niệm nàng Sujata, người có công cứu sống Đức Phật.
Nơi Sujata đã dâng cúng thức ăn cho Đức Phật với lòng từ bi và mong muốn giúp đỡ Ngài. Nhờ bát cháo sữa của Sujata, Đức Phật đã hồi phục sức khỏe và tiếp tục thiền định để đạt được giác ngộ.
ĐOÀN HÀNH HƯƠNG VIẾNG THĂM VÀ TRÌ KINH CẦU NGUYỆN CHO MẢNH ĐẤT XÂY DỰNG CHÙA GIÁC NGỘ TẠI BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG SỚM ĐƯỢC VIÊN THÀNH VÀ THUẬN LỢI
Phái đoàn gồm có Thượng tọa Thích Nhật Từ, Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa, Phật tử Ngộ Nguyên Phúc - người đã hiến tặng mảnh đất xây dựng chùa tại Bồ đề đạo tràng, cùng các hành giả trong đoàn hành hương.
Sau khi Thượng tọa trưởng đoàn giới thiệu về mục đích xây dựng chùa tại đây, sau đó toàn thể đoàn đã cùng nhau trì tụng một thời kinh ngắn cầu nguyện cho việc xây dựng chùa Việt Nam tại Bồ đề đạo tràng sớm được thành tựu.
Được biết, vào ngày 12-11-2023, Lễ động thổ xây dựng chùa Giác Ngộ - Bồ đề đạo tràng đã trang nghiêm tổ chức tại đây.
Ngôi chùa được xây dựng trên diện tích 1.500 m2 với tổng kinh phí dự kiến là 15 tỷ đồng. Vị trí chùa cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 1,5 km, cách tượng đài Phật Nhật Bản 250m. Lô đất xây dựng chùa nằm cạnh một ngôi chùa Myanmar và có đường lớn thuận tiện cho xe hơi ra vào.


ĐOÀN HÀNH HƯƠNG ĐẠO PHẬT NGÀY NAY: GIEO MẦM YÊU THƯƠNG TẠI TRƯỜNG KIỀU ĐÀM DI
Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ - Ngày 09-03-2024 - Mang theo tình thương và sự sẻ chia, đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã tổ chức một hoạt động vô cùng ý nghĩa tại Trường Kiều Đàm Di - ngôi trường từ thiện dành cho trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
450 phần quà đầy yêu thương, bao gồm nhu yếu phẩm thiết yếu và học cụ, đã được trao tận tay các em học sinh. Niềm vui và hy vọng hiện rõ trên khuôn mặt của những mảnh đời bất hạnh. Thượng tọa trưởng đoàn đã dành thời gian giao lưu, trò chuyện và động viên các em, tiếp thêm sức mạnh cho các em trên con đường học tập và hướng đến tương lai tốt đẹp.
Một vị Ni sư đại diện Ni trưởng Thích Nữ Khiết Minh, người sáng lập và trụ trì trường Kiều Đàm Di, đã giới thiệu chi tiết về hoạt động của trường, giúp các Phật tử hiểu rõ hơn về những nỗ lực của nhà trường trong việc nuôi dạy và giáo dục các em. Ni trưởng cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm và hỗ trợ của đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay.
Đây là một hoạt động thiết thực, góp phần giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đồng thời lan tỏa thông điệp yêu thương và lòng nhân ái trong cộng đồng. Những phần quà này như tiếp thêm động lực cho các em trên con đường học tập, hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.


SÁCH TẤN CỦA HT. THÍCH HUYỀN DIỆU TẠI CHÙA AN VIỆT NAM PHẬT QUỐC TỰ (BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG, ẤN ĐỘ)
Chiều ngày 09/03/2024, đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay ghé thăm mái nhà chung của Phật giáo Việt Nam - chùa Việt Nam Phật Quốc Tự do do Hòa thượng Thích Huyền Diệu xây dựng. Ngôi chùa là biểu tượng cho sự đoàn kết và tinh thần hướng Phật của cộng đồng người Việt tại Bồ Đề Đạo Tràng.
Hành trình đầy ý nghĩa này đã mang đến cho các thành viên trong đoàn những cảm xúc khó phai. Đó là niềm hân hoan khi được đặt chân đến những địa điểm linh thiêng, là sự xúc động khi được sẻ chia yêu thương và là niềm tự hào khi được góp phần vào sự phát triển của Phật giáo.
 
DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ: VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP “10 CÂU HỎI SOI SÁNG CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ”
Bình minh rạng rỡ ngày 09-03-2024, dưới cội Bồ đề thiêng liêng, đoàn hành hương bước vào ngày thứ 2 tu tập tại đây. Sau thời tụng kinh trang nghiêm, Thượng tọa trưởng đoàn đã dành thời gian giải đáp thắc mắc cho các hành giả, mở ra những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về Phật pháp.
10 câu hỏi được đặt ra, xoay quanh nhiều chủ đề thiết thực: học tập, gia đình, định hướng tu tập, giới trẻ đến chùa, và cả những mặt trái của mạng xã hội,…  Mỗi câu hỏi là một trăn trở, một mong muốn tìm kiếm sự giải thoát khỏi những ràng buộc của đời sống.
Câu hỏi về cách mở lòng từ bi với người mình ghét được Thượng tọa giải đáp bằng câu chuyện cảm động về vua Tần Bà Sa La. Bị chính con trai giam cầm đến chết, nhưng ông vẫn không oán trách. Lòng từ bi ấy chính là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua mọi hận thù, mang lại bình an cho tâm hồn.
Làm thế nào để giới trẻ đến với đạo Phật đúng với giá trị? Thượng tọa khuyến khích các bạn trẻ hãy thường xuyên đến chùa, tham gia các hoạt động Phật giáo để hiểu rõ hơn về giáo lý nhà Phật. Từ đó, các bạn sẽ nhận thức được giá trị đích thực của đạo Phật, áp dụng vào cuộc sống để có một đời sống an lạc và hạnh phúc.
Vượt lên trên số phận là câu hỏi thể hiện khát vọng chinh phục bản thân của con người. Thượng tọa khẳng định rằng giới tính không quyết định số phận, mà chính là ý chí và nghị lực của mỗi người. Chúng ta cần dũng cảm đối mặt với thử thách, không ngừng nỗ lực để vượt qua giới hạn của bản thân.
Thay đổi nhận thức tư duy tích cực là cách để con người không khó chịu với nghịch cảnh. Khi tâm ta an nhiên, ta sẽ nhìn mọi việc với con mắt bao dung và thấu hiểu, từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách sáng suốt.
Buổi vấn đáp diễn ra trong bầu không khí hỷ lạc. Các hành giả được giải đáp những thắc mắc, được tiếp thêm niềm tin và động lực trên con đường tu tập. Nhờ đó, có thêm hành trang để bước tiếp trên con đường tu tập, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.
Thăm tượng Đại Phật cao 80 feet do Phật giáo Nhật Bản xây dựng tại Bồ Đề Đạo Tràng



CHÙA ĐẠI LỘC: NGÔI NHÀ CHUNG CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI SARNATH
Chiều ngày 10-3-2024, đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay do Thầy Nhật Từ dẫn đoàn đã đặt chân đến Chùa Đại Lộc, tọa lạc tại Sarnath, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ngôi chùa được sáng lập và trụ trì bởi Thượng tọa Từ Quang.
Đón tiếp đoàn trong niềm hỷ lạc, Thượng tọa Từ Quang đã chia sẻ về những hoạt động hoằng pháp và mục đích khi xây dựng ngôi chùa tại đây. Buổi gặp gỡ diễn ra trong bầu không khí ấm áp, thấm đượm tình đạo vị, gieo vào lòng mỗi người con Phật niềm tin và ý chí tu tập.
Sarnath, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi giác ngộ, mang trong mình giá trị tâm linh vô giá.
Được xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2012, Chùa Đại Lộc mang đậm kiến trúc Phật giáo Nam Tông với những đường nét thanh tao, tinh tế. Vừa bước qua cổng chùa, là tôn tượng Phật Chuyển Pháp Luân cao 24m, biểu tượng cho sự lan tỏa lời Phật của Đức Thế Tôn.
Chùa Đại Lộc không chỉ là nơi tu học của nhiều tăng ni Phật giáo Việt Nam tại Ấn Độ, mà còn là điểm đến không thể bỏ qua cho du khách và Phật tử khi đến thăm Sarnath. Nơi đây là minh chứng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam tại Ấn Độ, đồng thời góp phần tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.
Sáng ngày 11-03-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan chùa Thái Lan được xây dựng vào năm 1995 và khánh thành 10 năm sau đó (2005). Điểm nhấn nổi bật chính là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 24m. Tượng Phật được tạc bằng đá cẩm thạch trắng, toát lên vẻ đẹp thanh thoát, bình an.
NGHI THỨC THIÊU XÁC BÊN BỜ SÔNG HẰNG VÀ NHỮNG ĐIỀU SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG
Chiều ngày 10-3-2024, đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có cơ hội trải nghiệm một trong những khoảnh khắc tâm linh nhất khi đặt chân đến dòng sông Hằng huyền thoại.
Sông Hằng, hay còn gọi là Ganga, là một biểu tượng tâm linh to lớn trong văn hóa Ấn Độ. Sông được ví như người mẹ hiền hòa, nuôi dưỡng và ban phước lành cho hàng triệu người dân. Dòng chảy cuồn cuộn của sông Hằng mang theo bao câu chuyện lịch sử, văn hóa và những giá trị tâm linh sâu sắc.
Được chính thức công nhận là "Sông quốc gia" vào tháng 11 năm 2008, sông Hằng bắt nguồn từ dãy Himalaya hùng vĩ, chảy qua Bangladesh và đổ ra vịnh Bengal với chiều dài 2.525 km. Sông được đặt theo tên nữ thần Ganga, vị thần tượng trưng cho sự thanh tẩy và lòng vị tha.
Tuy nhiên, hiện nay sông Hằng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Hằng đứng thứ 5 về mức độ ô nhiễm trên thế giới, đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người dân sinh sống dọc theo bờ sông.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sông Hằng, chính phủ Ấn Độ đã hợp tác với Ngân hàng Thế giới vay 1 tỷ USD vào tháng 12 năm 2009 để thực hiện các biện pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm. Cơ quan quản lý lưu vực sông Hằng được thành lập nhằm giám sát và thực thi các chương trình bảo vệ môi trường.
Dù đối mặt với nhiều thách thức, sông Hằng vẫn là một điểm đến tâm linh thu hút du khách và Phật tử từ khắp nơi trên thế giới. Tắm mình trong dòng nước sông Hằng được xem là một nghi thức thanh tẩy, giúp gột rửa tội lỗi và mang lại sự bình an cho tâm hồn.
Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay tham quan THÁP TỨ GIÁC (CHAUKHANDI)
Tháp Tứ Giác, còn gọi là Chaukhandi, là một di tích lịch sử và tôn giáo quan trọng nằm ở Sarnath, Ấn Độ. Tháp cao 24 mét và được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Tháp có cấu trúc hình vuông với bốn mặt, mỗi mặt đều có một cửa sổ.
Tháp Tứ Giác được cho là nhà bếp của thần Sita, vợ của thần Rama.
Đây là nơi Đức Phật gặp gỡ 5 đồng tu (Panchvargiya Bhikshus) sau khi giác ngộ. Tháp Tứ Giác được Đại đế Akbar cho xây dựng vào năm 1588 để tưởng niệm cha của ông là Humayun.
VIẾNG THĂM CHÙA HƯƠNG TÍCH TẠI SARNATH
Ngày 11-03-2024, Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đã có dịp viếng thăm Chùa Hương Tích tại Sarnath, Ấn Độ. Nơi đây mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật giáo Ấn Độ với mái cong cong, phù điêu tinh xảo và tượng Phật uy nghi.
Từ năm 1891, đại đức Anagarika Dharmapala, nhà cải cách Phật giáo ở Ấn Độ, đã nỗ lực phục hưng thánh địa này. Hoàng hậu Kumaradevi, vợ của vua Govinda Candra (1114-51) có công trùng tu chùa Hương.
Điểm nhấn nổi bật của chùa chính là Cây Bồ đề được chiết nhánh từ cây Bồ đề gốc ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Cây Bồ đề này được trồng vào ngày 12 tháng 11 năm 1931 và hiện nay là một trong những điểm thu hút du khách và Phật tử đến viếng thăm.
Đoàn hành hương Đạo Phật Ngày Nay đảnh lễ tại Vườn Nai (Sarnath), Ấn Độ.









Hôm nay ngày 12/3/2023, đoàn đã đến tham quan đền thờ Akshardham của  Ấn Độ giáo lớn nhất thế giới và đền thờ Bahá'í (đền thờ hoa sen New Delhi Ấn Độ), sau đó chọn địa điểm thích hợp Đoàn đã cúng dường trai tăng cho Tăng Ni sinh du học tại Ấn Độ.
Phái đoàn kết thúc chuyến hành hương nơi đất Phật gồm 13 ngày 12 đêm vô cùng ý nghĩa. Đoàn đã ra sân bay quốc tế Indira Gandhi, New Delhi -Ấn Độ về sân bay Tân Sơn Nhất- Việt Nam.

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu