GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trung Tâm Nhân Đạo Hộ Pháp

Cập nhật lúc 11:30:52 26-01-2017 (GMT+7) Lượt xem:3110

Đêm giao thừa có ý nghĩa gì?

Đêm giao thừa chuyển giao năm 2015 sang 2016 diễn ra vào tối nay 31/12. Các hoạt động tạm biệt năm cũ, đón năm mới sẽ diễn ra sôi nổi ở các nước dùng Dương lịch. Với nhiều nước Phương Đông dùng Âm lịch thì đêm giao thừa có ý nghĩa rất quan trọng.

Giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy (lúc năm cũ qua, năm mới đến). Chính vì ý nghĩa ấy nên hàng năm vào đêm giao thừa.

Lúc giao tiếp giữa hai năm cũ và mới này, người ta luôn nhìn lại một năm hoạt động với những thành tựu đã đạt được, đồng thời háo hức lên những kế hoạch cho năm mới.

Hầu hết các nước theo Dương lịch vào đêm giao thừa hôm nay (31/12) sẽ có các hoạt động sôi nổi để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới.

Hiện nay, phổ biến nhất là các chương trình bắn pháo hoa ở các thành phố lớn vào thời khắc giao thừa sang năm mới. Sau khi đồng hồ đến 24h00' ngày 31/12 - tức 0h00' ngày 1/1, các màn pháo hoa sẽ bắt đầu rực rỡ bầu trời.

Ở Việt Nam hôm nay cũng sẽ có nhiều hoạt động đón năm mới ở các thành phố lớn.

Nhiều nước trên thế giới có hoạt động bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa (ảnh minh họa)
Nhiều nước trên thế giới có hoạt động bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa (ảnh minh họa)

Văn hóa Phương Đông quan niệm, trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch vào đêm 30 (Âm lịch) thực hiện vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới. Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng chạp.

Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch".

Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua.

Đêm trừ tịch là đêm cuối năm rất tối trời, cho nên dân gian có câu “tối trời như đêm ba mươi”, nhưng nửa đêm về sáng lại là thời gian của ánh sáng.

Bởi vậy, đêm trừ tịch được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

Ý kiến phản hồi

Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu